“Tất Tần Tật” 22 Món Ăn Miền Tây Nam Bộ Ngon “Miễn Chê”

Ở Long An có một món ăn hết sức độc đáo tên là canh chua cá chốt. Làm nên hương vị ngọt ngào cho món canh chua cá chốt thì không thể thiếu nguyên liệu chính là những chú cá chốt có phần thịt thơm ngon, phần trứng bùi và béo ngậy. Trong món ăn này, ngoài cá chốt thì du khách đừng quên gọi thêm bông thiên lý ăn kèm canh chua.

Là một trong nên có nhiều quán ăn gia đình ở Long An có món canh chua cá chốt trong thực đơn của mình. Ngoài món canh chua cá chốt, một số quán còn bán thêm cá chốt kho và cá chốt chiên giòn... để phục vụ du khách.

Bánh tét ở thị trấn Đức Hòa từ lâu đã trở thành một trong . Bánh tét Đức Hòa ngon bởi vì để làm được 1 phần bánh tét Đức Hòa đòi hỏi người nấu bánh phải thật tỉ mỉ từ khâu chọn nguyên liệu gạo, thịt ba rọi, đậu xanh... để nấu bánh.

Hủ tiếu Mỹ Tho có sợi hủ tiếu mềm dai, nước dùng ngọt thanh nhã lại có thêm thịt, tôm tạo hương vị đậm đà cho món ăn nên du khách nào đến Tiền Giang cũng đều muốn thưởng thức món ăn này. Ăn kèm hủ tiếu Mỹ Tho còn có nhiều loại rau sống đặc trưng của vùng đất Tiền Giang.

Đặc biệt, du khách khi ăn hủ tiếu Mỹ Tho có thể thêm một vài gia vị như chanh, ớt hay nước mắm để vừa miệng hơn. Nhiều du khách còn nói hương vị của hủ tiếu Mỹ Tho đặc biệt đến nỗi để lại cả vị ngon khó cưỡng sau khi ăn xong. Vì thế, nếu nói đâu là thì ai ai cũng nói rằng đó là món hủ tiếu Mỹ Tho.

Về cồn Tân Phong, tỉnh Tiền Giang du lịch mà chưa thưởng thức món ốc gạo Tân Phong thì coi như du khách chưa biết hết về . Ốc gạo Tân Phong nổi tiếng có thịt thơm giòn và béo ngậy, không hề gây ngán. Nếu đến cồn Tân Phong vào mùa ốc gạo sinh sản (thường vào cuối tháng 9 - đầu tháng 10) thì du khách sẽ được nếm hương vị ốc gạo lúc chúng ngon nhất.

Bánh vá hay bánh giá là một trong rất nổi tiếng ở chợ Giồng, Tiền Giang. Bánh vá giống với bánh khọt của dân miền biển vì đều được làm từ bột gạo và nhân tôm thịt, nấu trong khuôn đúc sẵn. Điều khác biệt duy nhất khi xem người dân chợ Giồng làm bánh vá là khuôn bánh chính là chiếc vá, còn bánh được chiên chín trong chảo dầu sôi, chứ không phải nấu chín trong khuôn gang như bánh khọt.

·

Cá thòi lòi có hình thù kì lạ, xấu xí lại là một nguyên liệu không thể thiếu nếu du khách muốn thưởng thức món ăn đặc sản Cà Mau - cá thòi lòi nướng muối ớt. Cá thòi lòi nguyên liệu chỉ sinh sống ở vùng nước mặn U Minh Thượng mà không nơi nào có. Vì thế, bất cứ du khách nào đến Cà Mau du lịch đều hỏi nhau xem ở đâu có món cá thòi lòi để tìm và thưởng thức.

Rùa rang muối là một món ăn vô cùng quý hiếm ở Cà Mau. Vùng đất Cà Mau có nhiều loài rùa sinh sống, thế nhưng, chỉ có thịt của rùa vàng và rùa nắp là có thể nấu món rùa rang muối Cà Mau. Món ăn này có cách chế biến khá đơn giản, thịt rùa được lấy huyết, sau đó bỏ vào nồi gang chứa đầy muối hột và nấu chín. Khi mang lên bàn ăn, thịt rùa và muối hột hòa quyện với nhau tạo nên 1 hương vị mặn ngọt rất ngon. Ăn kèm với món này phải có chén muối ớt v&# 224; rượu nếp than.

Vọp nướng là . Vọp có hình dáng giống ngao nhưng to hơn, thịt chắc và ngọt hơn. Vọp nướng chính là món ăn ngon nhất được làm từ vọp. Những con vọp to lớn sẽ được nướng trên bếp than chung với mỡ hành và ăn kèm cùng với muối tiêu chanh. Nhiều nhà hàng ở TP.Cà Mau đều có món vọp nướng đặc sản rừng ngập mặn này trong thực đơn nên du khách có thể dễ dàng tìm và thưởng thức món ăn này khi đến Cà Mau du lịch.

Nhắc đến thì du khách không nên bỏ qua món cơm dừa. Gọi là cơm dừa vì cơm được nấu chín bên trong trái dừa. Cách chế biến món ăn này rất đơn giản: gạo được vo trong nước dừa, để ráo, sau đó cho vào trái dừa và nấu cách thủy. Đặc biệt, chỉ có nấu bằng dừa xiêm Bến Tre thì món cơm dừa của chúng ta mới có vị ngon đặc biệt như vậy. Ăn kèm với cơm dừa thường là tép rang nước dừa và thịt kho nước dừa.

Củ hũ dừa là một phần trắng nõn, non và ngọt nằm trong thân cây dừa. Ở Bến Tre thì củ hũ dừa là một nguyên liệu rất giàu dinh dưỡng để chế biến món ăn. Trong số chế biến từ củ hũ dừa thì món gỏi củ hũ dừa là hấp dẫn nhất. Củ hũ dừa sẽ được rửa sạch, cắt nhỏ và để ráo, sau đó đem xào chung với tôm, thịt.

Ngoài món gỏi củ hũ dừa thì du khách cũng có thể tìm thưởng thức canh củ hũ dừa, củ hũ dừa kho tôm thịt... ở những quán ăn bình dân tại TP.Bến Tre.

Đuông dừa hay sâu dừa là một loại côn trùng sống nhiều trong thân cây dừa. Ở Bến Tre thì đuông dừa thường được ăn sống trong chén mắm ớt. Nếu không ăn đuông dừa sống được thì du khách có thể kêu món đuông dừa chiên bột hoặc đuông dừa nướng... để dễ ăn hơn.

Hầu hết các đám tiệc được tổ chức ở miệt vườn, trên bàn ăn người ta thường thấy hình ảnh một con cá tai tượng chiên chù vô cùng thơm ngon, hấp dẫn. Nếu là "tín đồ" của món ăn này thì khi đến Vĩnh Long, du khách đừng nên bỏ lỡ. Cá tai tương chiên xù một màu vàng óng ả, trông vô cùng bắt mắt. Khi ăn vào, thực khách sẽ cảm nhận được độ giòn rụm của bề ngoài da cá, vảy cá, vị ngọt thơm của từng thớ cá... Cá tai tượng thường đưO 07;c ăn kèm với các loại rau, cải.

·

Có một món ăn ở Vĩnh Long mà nhiều người tìm thưởng thức đó là bánh tráng nem cù lao Lục Sĩ. Cù lao Lục Sĩ hay còn gọi là cù lao Mây, nơi đây nổi tiếng với món bánh tráng nem ngon khó lòng cưỡng nổi. Bánh được làm theo phương pháp thủ công truyền thống nên rất ngon. Thực khách khi ăn bánh tráng nem sẽ cảm nhận được điều này.

Theo tìm hiểu của Viet Fun Travel thì để làm món bánh tráng nem, người ta phải xay gạo thành bột, không sử dụng chất phụ gia nào khác rồi sử dụng cả dầu mè, đem phơi khô dưới ánh nắng mặt trời... Do vậy, món bánh này khi ăn vào người ta sẽ cảm nhận được độ mềm, dẻo và vị mặn vừa phải. Bánh tráng nem cũng là một đặc sản mà du khách có thể mua về làm quà khi du lịch Vĩnh Long.

·

Đến Đồng Tháp du lịch, khi ra về, trong hành lý của nhiều du khách là những bịch bánh phồng tôm thơm ngon. Bánh phồng tôm là đặc sản trứ danh của vùng đất Đồng Tháp. Gọi là bánh phồng tôm vì khi chiên lên bánh nở phồng to so với ban đầu và nguyên liệu làm nên chiếc bánh này từ bột khoai mì, hạt tiêu, tôm và bột nở. Toàn bộ hỗn hợp này cho vào túi vải hình ống dài, hấp bánh chín rồi cắt thành từng lát mỏng, tròn và đem phơi khô.

Bánh phồng tôm sau khi chiên ăn có độ giòn, xốp, béo, ngọt và thơm, hơi cay nhẹ. Món này thường ăn kèm với gỏi đặc biệt là gỏi củ hũ dừa tôm thịt. Đến Đồng Tháp nhất định phải thử món ăn này để biết hương vị của nó thơm ngon như thế nào.

Nhiều du khách nói rằng miền Tây có quá nhiều món ngon nên muốn thưởng thức hết các món ngon ở đây, du khách phải đi du lịch dài ngày. Quả thật như vậy. Chỉ riêng món hủ tiếu thôi ở miền Tây cũng có nhiều cái tên đặc sắc như hủ tiếu Mỹ Tho - Tiền Giang, hủ tiếu Sa Đéc - Đồng Tháp. Vậy khi đến Đồng Tháp, du khách nhất định phải thử món hủ tiếu này để biết nó thơm ngon và đặc biệt ra sao.

Trong danh sách nhiều món ăn có bắt đầu bằng từ "bún" thì ở Trà Vinh có một món bún mà nhắc đến hầu như du khách nào cũng thèm đó là bún nước lèo. Món này có gốc từ người Khmer với tên gọi là "num-chooc" và người Việt gọi ra là bún nước lèo. Tùy vào mỗi vùng miền sinh sống mà món bún nước lèo được "biến tấu" cho phù hợp với phong vị nơi đó. Tuy nhiên, món bún nước lèo ở Trà Vinh vẫn giữ được nguyên liệu truyền thống là món mắm "pra-hooc" (chủ l&# 7921;c).

Chính vì vậy, món bún nước lèo này có hơi nặng mùi và có thể một số người không thể nào ăn được. Tuy nhiên, một khi đã ăn được món này thì cảm thấy nó vô cùng thơm ngon và đặc sắc. Vậy khi , nếu có ghé Trà Vinh, du khách phải tìm thử cho bằng được món bún nước lèo để xem nó có gì đặc biệt so với những món bún ở vùng miền khác.

Bánh canh là một món ăn ngon và khi xuống miền Tây, ghé Trà Vinh, Quý khách phải ăn cho bằng được tô bánh canh Bến Có ở địa chỉ Ấp Bến Có, xã Nguyệt Hóa, huyện Châu Thành. Bánh canh Bến Có, như nhiều người nói về nó, đó là món ăn phải "ngon tự nhiên, tự nhiên mà ngon".

Về miền Tây mà không được thưởng thức món lẩu mắm thật là điều đáng tiếc, tiếc hơn nữa là một khi đã đặt được chân đến Cần Thơ. Quả không ngoa khi nói là một trong những đặc sản trứ danh của Cần Thơ cũng là món ăn mà du khách nhất định một lần nên thử. Có lẽ, vùng sông nước mênh mông này đã sản sinh ra nhiều loại cá tôm, nhiều loại rau xanh tươi ngon và người dân thì khéo léo và sáng tạo. Chính vì thế mà cái món lẩu mắm cũng trở ; nên thơm ngon và độc đáo hơn.

Nhiều người nói muốn thưởng thức đầy đủ các hương vị hay thì cách nhanh nhất là thử lẩu mắm. Thường lẩu mắm Cần Thơ gồm có nước lèo (đa số là được nấu từ mắm cá linh, cá sặt, cá trèn, cá lóc hoặc cá rô...). Một nồi lẩu ngon thì nước lèo phải chuẩn.Và ăn kèm với lẩu không thể thiếu các loại rau xanh và bún tươi. Muốn biết hương vị lẩu mắm thơm ngon như thế nào, sao không thử du lịch về Cần Thơ một chuyến?

Nếu Quý khách là "tín đồ" của các món gỏi thì khi đến Cần Thơ nhất định phải thưởng thức cho được món gỏi xoài khô cá sặc. Chúng ta có lẽ đã quen với những món gỏi như gỏi củ hũ dừa tôm thịt, gỏi bò bóp thấu... chứ ít có nghe gỏi xoài khô cá sặc. Đơn giản vì món gỏi xoài khô cá sặc dễ làm nhưng không phải ai cũng làm ngon được.

Hơn nữa khô cá sặc cũng là một nên để làm nên món gỏi "ngon đúng chuẩn" mà không phí khô sặc thì người chế cần có nhiều kinh nghiệm. Món này mỗi lần nhắc đến, những du khách nào từng ăn đã phải mê mẩn.

Xoài phải lựa xoài vừa chín hườm, không quá sống để không chua và không quá chín để dễ mềm. Xoài được bằm nhỏ, xắt sợi để dễ thấm gia vị. Người làm khéo tay và có kinh nghiệm thì làm sao cho món gỏi vừa còn độ giòn của xoài vừa có độ dai vừa đủ của khô cá sặc. Mùi thơm của khô cá sặc quyện với xoài và rau răm làm cho ai nấy cũng muốn ăn. Và một khi đã cho miếng gỏi vào miệng thì tất cả vị ngọt của đường, vị chua của xoài, vị mặn c& #7911;a nước mắm hòa với mùi cay nồng của hành tím làm cho người ăn cảm thấy "đã thèm".

Món ăn nay cũng được xem là tinh túy . Nếu muốn thưởng thức nó, hãy về ngay miệt sông nước Cần Thơ.

Một trong những món ngon mà du khách nhất định phải thử khi đến vùng đất Bạc Liêu đó chính là ba khía. Ba khía là một con vật có hình dáng giống con cua. Sở dĩ gọi là ba khía vì trên lưng chúng có 3 cái vạch trông như ai lấy dao khía. Ba khía sống ở vùng nước lợ và cả nước mặn. Ba khía là món ăn quen thuộc của người dân miền Tây, đặc biệt là ở vùng đất Bạc Liêu, Cà Mau.

Người ta có thể chế biến ba khía thành những món ăn ngon như ba khía muối, mắm ba khía, gỏi ba khía, ba khía trộn... Đã đặt chân được đến miệt Bạc Liêu mà chưa thử qua một trong những món ngon được chế biến từ ba khía thì quả là đáng tiếc. Những người Khmer sinh sống ở miền Tây xem món ăn ba khía là món phổ biến trong bữa ăn hằng ngày. Người Việt cũng chế biến ra nhiều món ba khía ngon như ba khía nướng muối, ba khía rang me, ba khía luộc nước dừa v.v..

Thêm một món ngon, đặc sản nữa trong danh sách rất đó là bánh tằm ngan dừa. Với những người dân miền Tây, món bánh tằm khá quen thuộc và nơi nào cũng làm được nhưng để thưởng thức đúng vị ở nơi gọi là "chính gốc" của nó thì phải về xứ Bạc Liêu. Bánh nhìn tưởng như đơn giản, dễ làm nhưng thực tế để làm món bánh tằm này đòi hỏi sự công phu, tính kỹ lưỡng và cả nghệ thuật khéo léo. Bánh tằm ngan dừa được chế biến từ bột gạo lúa mùa nên từng sợi bánh rất thơm ngon, vừa dẻo vừa dai lại được se thủ công nên khi ăn có cảm giác xừn xựt rất thú vị.


Next Post Previous Post