Bột Mì Được Làm Từ Gì? Các Món Ăn Ngon Nào Được Làm Từ Bột Mì?

Bột mì là một trong những loại bột phổ biến nhất, được nhiều người sử dụng để làm các loại bánh hoặc dùng làm phụ liệu trong quá trình nấu ăn. Tuy rất phổ biến nhưng không phải cũng phân biệt được các loại và biết cách sử dụng chúng làm sao để đem lại hiệu quả nhất.

Bột mì (Hay còn gọi là Bột lúa mì) là sản phẩm được chế biến từ hạt lúa mì hoặc các loại ngũ cốc bằng quá trình xay nghiền và được sử dụng làm nguyên liệu chủ yếu cho sản xuất bánh mì. Lúa mì có nguồn gốc từ Tây Nam Á. Vào khoảng năm 3000 trước công nguyên, lúa mì đã xuất hiện tại Ethiopia, Ấn Độ, Ireland và Tây Ban Nha.

Loại này có thành phần protein trung bình từ 10 - 12% từ hạt lúa mì cứng (hard) hoặc mềm (soft) và hàm lượng gluten khoảng 11.5%.Khi gặp nước sẽ chuyển hóa thành gluten có công dụng chính là tạo ra kết cấu, độ vững chắc cho bánh. Sợi gluten càng nhiều càng lớn qua quá trình nhào nặn sẽ giúp bánh cứng và dai hơn do đó với những loại như bánh mỳ, bột thường được nhào nặn kỹ hơn. Ngoài ra, có thể bổ sung cho một số thành phần khác nhau, tùy vào các mục đích công nghệ như:

  • Các sản phẩm có hoạt tính enzym vốn được sản xuất từ hạt lúa mì, lúa mạch đen hay từ hạt đại mạch, gluten tươi, bột đậu tương hay bột đậu khác có chất lượng thực phẩm thích hợp.
  • Các chất dinh dưỡng: Việc thêm các vitamin, các chất khoáng hoặc các axit amin đặc hiệu nhưng phải phù hợp với pháp luật và quy chế thực phẩm an toàn của nước tiêu thụ sản phẩm.

Bột mì có rất nhiều loại khác nhau, tuy nhiên người ta thường phân loại theo màu sắc thành 2 loại: bột mì đen (được làm từ lúa mì đen) và bột mì trắng (được làm từ lúa mì trắng). Bên cạnh đó, người ta còn phân loại theo công dụng của chúng dựa vào hàm lượng protein trong bột. Theo đó, được chia thành các loại như sau:

:

Giống như tên gọi, đây là loại phổ biến nhất, được các thợ làm bánh sử dụng thường xuyên trong các công thức làm bánh quy, bánh mì, bánh ngọt, bánh gato. Bột mì đa dụng không chứa bột nổi.

:

Là loại bột mì có hàm lượng protein thấp, bột có màu trắng tinh, sờ vào rất mịn và nhẹ. Cake flour được sử dụng để làm các loại bánh có kết cấu mềm, bông xốp như bánh cupcake hay bánh bông lan...

Là loại có hàm lượng protein cao, công dụng để làm bánh mì gối, đế bánh pizza, bánh mì baguette... bởi bột bánh này sau khi làm xong sẽ có độ dai hơn hẳn các loại khác. Protein trong số 11 sẽ tương tác với men nở, phát triển và tạo nên kết cấu dai, chắc cho bánh mì.

:

Là loại chuyên dụng để làm các kiểu bánh mì có phần vỏ cứng, giòn như bagel hay đế bánh pizza.

:

Là loại bột trộn sẵn với bột nổi và đôi khi có cả muối. Bột này phù hợp để làm cookies, cake nhưng ít khi được sử dụng.

:

Là loại bột có màu trắng kem, thích hợp để làm vỏ bánh pie, bánh cookies, muffins. Đặc điểm của Pastry Flour là có hàm lượng protein thấp nhưng cao hơn số 8.

Ngoài công dụng làm bánh, còn được ứng dụng vào nấu ăn, sử dụng như một loại bột tẩm, bột chiên giòn, giúp tạo ra lớp vỏ giòn tan hấp dẫn cho các món chiên như khoai tây chiên, tôm chiên, cá viên chiên...

Khi mua về, bạn sẽ chỉ sử dụng khoảng một phân nửa hoặc 2/3 gói bạn đã mua, phần còn lại bạn sẽ cột thun và cất trong tủ, đó cũng là một phần của cách bảo quản để có thể sử dụng cho lần sau. Ngoài ra, bạn cũng có thể đựng trong các bình hoặc lọ thủy tinh có nắp đậy kín và để nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp, tránh nguồn nhiệt cao bởi nhiệt độ sẽ dễ làm biến đổi bột mì.

Và mỗi khi dùng xong phải đậy kín nắp vì bột dễ bị ẩm sẽ vón cục. Không trộn bột cũ và bột mới vì như vậy sẽ rất dễ dẫn đến hư hỏng. Với 2 cách trên, bạn cũng có thể bảo quản bột trong tủ lạnh để chất lượng luôn tươi ngon và thời gian sử dụng lâu dài hơn.

Để xác định còn sử dụng được nữa hay không thì cách tốt nhất là lấy bột ra xem hoặc ngửi, không dùng bột đã bị biến màu, có mùi chua hay mùi lạ. Trường hợp bột đã bị mọt thì phải vứt bỏ ngay, đồng thời dùng khăn lau sạch nơi cất bột để diệt hết mọt và trứng mọt còn vương lại.

Từ 1 gói với giá thành cực ổn khoảng 10.000 - 20.000 đồng/gói tùy theo trọng lượng 500gram hay 1kg, bạn hoàn toàn có thể tự tay làm ra những món bánh ngon như ngoài hàng mà chẳng cần phải tốn quá nhiều thời gian hay công sức, tiền bạc.

Không chỉ thế, bạn còn giúp bản thân và gia đình bảo vệ sức khỏe vì nguyên liệu tự chọn mua đảm bảo an toàn vệ sinh hơn những chiếc bánh bắt mắt nhưng chẳng đảm bảo của các cửa tiệm ngoài kia.

Các gói bột mì hiện nay cũng khá đa dạng, tùy theo ý thích và loại bánh mà bạn có thể dùng đa dụng hay số mấy (số 8, số 11,...)

Về giá trị dinh dưỡng , chúng có chứa protein và chất béo giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể để hoạt động cả ngày. Chưa kể đến, các món bánh sau đây với sự kết hợp của các nguyên liệu khác sẽ còn mang đến giá trị dinh dưỡng dồi dào cho bạn và cả nhà.

không bị vỡ nhân ra ngoài.

Đây là món bánh gợi nhớ tuổi thơ của thế hệ 7x, 8x thời học trò. Chiếc bánh với hình hài bắt mắt đã đốn tim bao cô cậu học trò thuở ấy, khi mà thời trước chẳng có nhiều món bánh đa dạng như hôm nay

Dù nguyên liệu đơn giản không có gì cầu kỳ nhưng độ giòn thơm, vẻ ngoài đáng yêu của những chiếc bánh đã chinh phục bao trái tim ham mê ăn vặt.

Ngoài vấn đề về khuôn thì đây đúng là món bánh ngon dễ làm từ bột mì. Bạn chỉ cần nguyên liệu chính là bột mì pha với chút nước cho bột loãng, nêm bột với đường, muối. Nếu muốn bánh ngon có thể pha thêm trứng gà, tinh chất vani cho thơm và béo.

Từ bột mì, bạn chỉ cần chọn loại hoa quả mình thích như sa kê, khoai lang, khoai lang tây, chuối,... thái lát mỏng hay thái sợi rồi nhúng vào phần bột mì pha hơi loãng với nước có nêm chút gia vị như đường, muối (có thể pha thêm trứng gà cho béo) và bắt lên chảo chiên. Cực kỳ đơn giản, bạn đã có món ăn vặt thơm ngon, hấp dẫn rồi đấy!

Với các nguyên liệu đi kèm, hẳn khi kết hợp với bột mì, bạn sẽ có món bánh đầy chất bổ. Bánh hoa quả chiên là món bánh ngon dễ làm từ bột mì mà cô nàng vụng về nhất cũng có thể làm được đấy các bạn.

Với nguyên liệu chính là bột mì pha thêm trứng gà nhiều dưỡng chất tốt làm phần vỏ bánh và nhân bên trong đa dạng như thịt lợn, thịt bò tùy ý, hành tây, củ cải rốt, trứng cút, đậu xanh, củ đậu (miền Nam gọi là củ sắn),... bánh xếp sẽ giúp cả nhà bồi bổ cơ thể mà cũng rất thơm ngon.

Nếu chọn cách chiên bánh, bạn sẽ tận hưởng được lớp vỏ bánh căng phồng, giòn rụm nhất là ở các mép bánh cùng độ béo thơm của trứng gà pha trộn trong lớp vỏ. Thế nhưng nếu ai sợ nóng trong người, béo phì, da đầy mụn,... vì thực phẩm chiên rán thì có thể chọn cách luộc hay hấp bánh.

Tùy theo lượng bánh và số người dùng mà các bạn cần định lượng bao nhiêu, ở đây gợi ý các nguyên liệu chính như:

Bột mì;Bột nở (nếu muốn bánh phồng hơn);Trứng gà;Một ít nước lọc sạch;Dầu ăn (nếu chiên bánh);Phần nhân có thể chọn loại thịt, hoa quả bạn muốn, nếu ăn chay thì không cần thịt. Thịt cần xay nhuyễn, các loại hoa quả thì thái hạt lự hoặc thái sợi mỏng, nhỏ.

Ngoài ra, bận cần có thêm cây cán bột để cán vỏ bánh mỏng.

Phần nhân: Các nguyên liệu sau khi sơ chế, bắt lên bếp xào chín, nêm nếm gia vị.

Cho bột mì và bột nở, trứng gà, 1 ít nước vào tô, khuấy đều cho thành hỗn hợp mịn, không dính tay.Nhồi bột cho đều và để bột nghỉ khoảng 10 - 30 phút.Sau đó, cho phần bột ra nhiều phần đều nhau, cán bột thành miếng mỏng hình tròn.

Cho một ít nhân vào vỏ bánh, nhấn mép bằng nĩa hoặc khuôn nếu không khéo tay. Nhớ nhấn chặt và đều để khi chiên hay hấp

Đây cũng là món bánh của tuổi thơ dữ dội, là thức quà ăn vặt ngon của tuổi nhỏ những thập niên trước

Cùng với nguyên liệu chính là bột mì, thêm chút bơ, sữa, bột ca cao để bánh có màu, bạn chỉ cần chịu khó nhồi bột, cán bột ra rồi cuộn lại rồi thái thành từng lát bánh mỏng và mang lên chảo dầu sôi để chiên là có món bánh hoàn thành.

  • Công dụng của bột mì
  • Bánh bột mì
  • Cách làm bánh từ bột mì và trứng
  • Giá bột mì
  • Những món ăn làm từ bột mì và trứng
  • Làm bánh từ bột mì
  • Các loại bột mì
  • Bánh bột mì luộc

  • Cách làm giò chay từ đậu tương - Phụ gia thực phẩm trong giò chay
  • Chia sẻ cách bảo quản bún tươi qua đêm vẫn dai ngon như mới
  • Cách làm Bánh mì bơ sữa tại nhà ngon như ở tiệm
Next Post Previous Post