Cách Làm Gà Nấu Lá Giang Đổi Vị Cho Cuối Tuần Thêm Ý Nghĩa

Gà nấu lá giang là một trong những món ăn quen thuộc của người dân Tây Nam Bộ. Từng miếng gà thơm ngon, béo ngậy cùng vị chua chua thanh thanh của lá giang mang đến những hương vị rất riêng mà vô cùng hấp dẫn. Cách làm gà nấu lá giang khá đơn giản nên mọi người có thể tự làm tại nhà để đổi vị cho bữa cơm cuối tuần.

Trong mâm cơm gia đình của người dân Việt Nam có thể thiếu món thịt nhưng món canh thì hầu như không bao giờ được thiếu. Trong đó, canh gà nấu lá giang có hương vị đặc biệt với vị chua thanh của lá giang, một chút tê tê đầu lưỡi của ớt cùng thịt gà thấm vị. Tất cả hòa quyện với nhau giúp mọi người xua tan được cái nóng của mùa hè hoặc làm ấm bụng khi mùa đông giá rét tràn về.

Cả gà và lá giang đều là những nguyên liệu chúng ta có thể tìm mua ở bất kỳ đâu. Vì thế, nhân dịp rảnh rỗi các bạn có thể tự làm tại nhà để đổi bữa cho cuối tuần thêm ý nghĩa.

Lá giang là gì?

Lá giang còn được gọi bằng rất nhiều cái tên dân gian khác nhau như giang chua, dây dang, người Thái thường gọi bằng lá sủm, trong khi người Mường gọi bằng chu mon. Loài cây này có tên danh pháp là Aganonerion Polymorphum, thuộc họ Apocynaceae (họ La bố ma).

Từ lâu, cây lá giang đã được dân gian ưa chuộng vì có dược tính cao, đặc biệt là tính kháng sinh mạnh do có hoạt chất saponin trong đó.

Ngoài ra, lá giang còn hay được sử dụng trong các món ăn hàng ngay như xào hoặc nấu canh với thịt gà, thịt bò, cá nước ngọt... Lá giang có thể dùng thay cho rau để nấu hoặc làm cho nồi canh thêm vị chua. Đặc biệt, cách làm gà nấu lá giang bằng quả chín ăn rất ngon.

Công dụng của lá giang

Lá giang thường mọc hoang dại rất nhiều ở các tỉnh khu vực miền Nam và miền Trung nước ta. Đây cũng là một trong những gia vị tuyệt vời giúp cho món ăn có vị ngọt thanh chứ không chua khé như những nguyên liệu khác. Không chỉ làm món ăn, lá giang còn có nhiều dược tính nên còn được dùng để làm thuốc chữa bệnh và phòng một số bệnh đơn giản.

Trong đông y, cây lá giang có tính mát, vị chua nên dễ tác động vào kinh can. Vì thế, lá giang mang đến hiệu quả trong việc giải độc, thanh nhiệt, tiêu viêm, tiêu thũng. Các vấn đề về đường tiêu hóa như bụng đầy chướng, ăn uống khó tiêu, đau dạ dày hay đau nhức xương khớp nếu sử dụng lá giang đúng cách sẽ mang lại hiệu quả. Ngoài ra, phần thân của cây lá giang chữa các bệnh viêm đường niệu, sỏi tiết niệu hay viêm thận lâu năm.

Khi làm thuốc, người ta lấy cả lá, rễ và thân, bởi trong đó có rất nhiều thành phần có lợi như: Flavonoid, saponin, curamin, sterol, tanin, chất béo, các nguyên tố vi lượng... Chính vì thế, cây lá giang có tác dụng hữu hiệu trong việc diệt khuẩn một số chủng thường gặp như: Klebsiella, Samonella typhi, Staphylococuss Aureus.

Lá giang lấu món gì ngon?

Lá giang có vị chua thanh nên có thể át được mùi tanh trong chế biến thức ăn. Vì thế, lá giang có thể nấu kèm cùng với cá, lươn hay gà đều mang lại những hương vị hấp dẫn riêng, không còn vị tanh mà rất kích thích vị giác. Một số món ăn ngon từ lá giang có thể kể đến như:

Canh gà lá giang

Trong cách làm gà nấu lá giang, món ăn này có tác dụng giải độc, thanh nhiệt tốt cho những người suy nhược cơ thể, người phong hàn thấp tý.

Ngoài ra, những người sau sinh có sản hậu băng huyết hay người ra nhiều huyết trắng, trĩ xuất huyết, lỵ xuất huyết cũng có thể nấu món này để cải thiện sức khỏe.

Cá chuồn nấu lá giang

Lá giang tươi cần được rửa sạch, sau đó vò nát, đợi khi nước sôi thì thả cá chuồn đã làm sạch rồi cho lá giang vào. Nêm nếm thêm chút gia vị, ớt cay cho nồi canh cá lá giang thêm đậm đà, vừa miệng.

Lươn hấp lá giang

Thông thường, lươn thường rất tanh nên khi dùng lá giang sẽ át được hết mùi tanh của nó, đồng thời mang đến món ăn cực kỳ bổ dưỡng. Lươn khi ăn có thể chấm cùng nước mắm có tác dụng bổ tỳ, bổ thận và điều hòa khí huyết.

Chuẩn bị nguyên liệu

Cách tiến hành

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu cần thiết, chúng ta bắt đầu đi thực hiện chi tiết cách nấu canh gà lá giang như sau:

Gà ta đem rửa sạch với nước, bóp cùng với gừng và chút muối để loại bỏ mùi hôi. Tiếp đến, chặt nhỏ thành những miếng vừa ăn.

Hành, tỏi bóc vỏ, đem rửa sạch cùng với ớt rồi băm nhuyễn.

Me ngân lấy ra 1 quả, sau đó dầm nát rồi lọc lấy nước cốt.

Cho gà vừa chặt miếng vào bát tô, cho thêm ½ muỗng nước mắm, ½ lượng ớt, hành, tỏi băm vừa băm nhuyễn, ½ muỗng hạt nêm.

Dùng đôi đũa lớn trộn lên cho các nguyên liệu thấm đều vào miếng thịt gà và ướp trong khoảng 30 phút để ngấm gia vị.

Các bạn bắc chảo lên bếp, phi thơm phần hảnh tỏi ớt băm còn lại với lửa nhỏ. Sau đó, cho gà vào xào đến khi miếng thịt gà săn lại là được.

Sau khi xào gà xong thì cho thêm khoảng 400 ml nước vào rồi đun cho đến khi nước sôi thì nêm nếm thêm gia vị, nước cốt me vừa đủ.

Tiếp đến, cho thêm lá giang vào nồi đang sôi, đợi thêm một chút thì nêm lại gia vị cho vừa ăn.

Múc canh ra tô cho nguội bớt rồi cắt thêm vài lát ớt đỏ lên trên để món canh trông đẹp mắt hơn rồi thưởng thức.

Trong nền ẩm thực vô cùng đặc sắc của người dân Việt thì hầu hết các món ăn ngon đều có nguồn nguyên liệu được lấy từ thiên nhiên. Trong đó, lẩu gà lá giang là một trong những món ngon khi có sự kết hợp hài hòa giữa vị thơm ngon của thịt gà, chua chua mà không hề gắt của lá giang. Món lẩu khi ăn có thể kết hợp cùng nhiều loại rau khác nhau cho bữa ăn thêm đặc sắc và hấp dẫn hơn.

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Thịt gà ta: 700 gram
  • Lá giang: 1 bó
  • Hành lá 5 nhánh, sả 3 cây, tỏi, hành tây, ớt sừng, ngò gai, ngò rí.
  • Hạt nêm, muối, đường, nước mắm, dầu ăn.
  • Nước dùng

Cách tiến hành

Lẩu gà lá giang không cần phải chuẩn bị nhiều thứ như những món lẩu khác mà cách làm cũng cực kỳ đơn giản.

Thịt gà khử mùi tanh bằng cách chà với muối hạt rồi rửa sạch và chặt thành từng miếng nhỏ vừa ăn.

Lá giang loại bỏ những cọng sâu và dây, chỉ lấy phần lá tươi. Sau đó, rửa sạch, vò nát và để ráo nước.

Tỏi lột bỏ vỏ, rửa sạch, băm nhuyễn.

Sả loại bỏ lá già. Sau đó đem rửa sạch rồi đập dập.

Ớt rửa sạch, cắt thành các lát.

Cho một chút dầu ăn vào chảo đến khi dầu sôi thì cho tỏi vào phi thơm, sau đó cho ra chén để riêng.

Tiếp tục cho sả, ớt đã sơ chế vào chảo phi cho thơm. Lúc này, bạn cho gà vào đảo đều cho đến khi săn lại.

Gà đã được xào qua cho vào nồi lẩu cùng với 2 lít nước dùng đã chuẩn bị rồi đun sôi.

Trong quá trình đun thì hớt phần bọt sủi phía trên. Hạ nhỏ lửa và đun thêm khoảng 15 phút thì cho thêm lá giang đã sơ chế vào nồi lẩu.

Cho thêm 60 gram đường, 60 gram hạt nêm, 90 ml nước mắm vào nồi. Thả hành tây, các loại rau thơm, ớt sừng vào nồi lẩu khuấy đều rồi rắc hành phi lên trên.

Lẩu gà lá giang ăn với rau gì?

Nghe qua cái tên lẩu gà lá giang đã thấy hấp dẫn rồi, trong đó có rất nhiều loại rau có thể nhúng kèm món lẩu này cho bữa ăn ngon mê li. Cụ thể:

Măng chua

Măng chua có khả năng hút bớt mỡ, làm cho món lẩu gà lá giang không bị ngấy như món lẩu khác. Tuy nhiên, măng lại khá độc nên trước khi ăn, các bạn cần rửa sạch nhiều lần với nước để khử bớt độc của măng rồi mới đem ra sử dụng.

Rau muống chẻ

Với rau muống, bạn nên chọn loại rau ngập nước vì thân của nó mềm và ngọt hơn khi nhúng lẩu. Tuy nhiên, rau muống cần nhặt bỏ cọng già, lá úa, sau đó rửa sạch. Khi chẻ rau cần ngâm với nước muối loãng để loại bỏ nhựa rồi mới rửa sạch và để ráo nước.

Rau rút

Trong món lẩu gà lá giang nhất định phải có thêm vài cọng rau rút giúp món ăn thơm ngon hơn. Tuy nhiên, bạn nhớ nhặt và làm sạch loại rau này trước khi đem sử dụng.

Hoa chuối bào

Đảm bảo rằng hoa chuối bào sẽ giúp món ăn thêm kích thích, không bị ngán. Nếu nhà có sẵn hoa chuối thì bạn có thể dùng dao tự thái, còn không thì có thể mua loại đã bào ngoài chợ về cũng được.

Ngoài những loại rau ăn kèm lẩu gà lá giang kể trên, các bạn có thể ăn cùng với bún hoặc mì đều rất ngon.

Next Post Previous Post